“Tập võ – Chơi võ: Hiệu quả giáo dục?”

Nếu coi việc rèn luyện võ như một hoạt động giáo dục, thì việc tham gia tập luyện tại võ đường đem lại nhiều giá trị:

  • Tập võ hiện nay là một hoạt động không bắt buộc, bản chất như một hoạt động vui chơi. Nó làm cho người học không có áp lực giáo điều, mà tâm thế hoàn toàn tự do & chủ động trong việc tiếp nhận. Chân thành thì đó là một điều quan trọng nhất trong giáo dục.
  • Tính tổ chức: võ sinh rèn luyện tính tổ chức một cách tự giác thông qua việc chủ động tham gia các hoạt động chung, với quy định, lễ nghĩ. Ví dụ: Đi tập đúng giờ, chào hỏi khi gặp thày cô, xếp đồ đạc gọn gàng, đi tập đúng lịch đăng kí, nghỉ xin phép vvv
  • Tính tự giác: ở võ đường thì việc tập luyện hoàn toàn tự giác. Võ sinh thích thì tập, không thích có thể nghỉ. Nhưng tính tự giác được giáo dục là một sự chủ động học hỏi, hành xử văn minh & không để vấn đề cá nhân ảnh hưởng tới mọi người. Ví dụ: Bản thân mệt thì xin nghỉ, không tập uể oải đối phó ảnh hưởng tới không khí lớp. Tự chuẩn bị đồ tập cá nhân, chủ đônng đóng phí thành viên khi tới kì hạn, tự giác dọn vệ sinh sau khi tập luyện.
  • Tính trung thực: võ đường không có sự kiểm soát hành chính một cách cứng nhắc & khuôn khổ. Nhưng đề cao quản lý tổ chức bằng sự trung thực: trung thực hoàn thành khối lượng tập luyện, tập đúng số lượng buổi đăng kí, nộp tiền đúng mức vvv
  • Tính tiết kiệm: luôn biết giữ gìn đồ dùng tập như dụng cụ, thảm tập vvv
  • Tự chăm sóc: biết tự chuẩn bị đồ dùng tập theo hướng dẫn, võ phục mặc gọn gàng sạch sẽ, võ phục ngay ngắn được là phẳng phiu (nhiều võ sinh đi tập với bộ võ phục nhàu nhĩ, bẩn đen, lôi thôi vì bản thán gia đình bố mẹ luôn nhìn nhận tập võ là hoạt động phụ . nên suy nghĩ này rất có hại trong giáo dục trẻ em vì võ sinh sẽ thiếu coi trọng, thiếu tập trung & tôn trọng việc tập luyện dẫn tới hiệu quả thấp).
  • Sự tôn trọng: lễ nghi quy định chung là hình thức , nhưng là biểu hiện của nhận thức. Khi võ sinh thể hiện sự kính trọng, chân thành, lễ phép & tuân thủ là những trạng thái giáo dục tốt đẹp từ gia đình tới thầy cô. Ví dụ: Cúi chào khi gặp thầy cô, nghỉ học xin phép, nghỉ tập lên chào hỏi tạm biệt vvv

Trân trọng,

Ảnh: Túi đồ một võ sinh Vietnhatclub nên có khi đi tập hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *