Trẻ nhỏ như con cá dưới nước, dễ bị ảnh hưởng của môi trường quanh mình. Nơi trong sạch các loài cá phát triển nhiều màu sắt đẹp, nếu môi trường đó bẩn thì thường bị ảnh hưởng rất nhiều. Trẻ nhỏ không phải như hoa sen < dù tanh dù bẩn vẫn đẹp >, chỉ có những trường hợp hạn hữu mới có điều thần kỳ như vậy. Nhiều sách, bài báo đề cập tới việc giáo dục kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho trẻ em nhưng thiếu hoạt động thực hành để thành thói quen.
Giáo dục kỹ năng sống cho các bé cần có một sự kiên trì, và từ những cái rất nhỏ tưởng chừng như không cần thiết. Bố mẹ nào cũng muốn con ngoan, thầy cô nào cũng muốn trò giỏi, nhưng trước hết những người lớn phải là những ví dụ hiện hữu nhất trong cách ứng xử, hành vi và lối sống cho các bé.
Dạy trẻ chuẩn bị đồ:
Nghe thì rất khó, làm sao một đứa trẻ 4-6 tuổi có thể chuẩn bị đồ đạc cho mình được. Tôi xin cam đoan là các cháu có thể làm được nếu chúng ta chú ý hướng dẫn các cháu. Ví dụ: trước những buổi học, buổi tập võ hãy hướng dẫn các cháu chuẩn bị quần áo, nước uống, hay dụng cụ cùng các cháu. Sau một hai lần, các cháu có thể tự làm, người lớn hãy thỉnh thoảng kiểm tra bằng cách: Nào, hôm nay bố / mẹ con mình cùng sắp đồ nhé, xem con có chuẩn bị tốt hơn bố/ mẹ không? Khi lớp tổ chức đi cắm trại, thầy giáo đưa một danh sách các đồ dùng cần chuẩn bị, bố mẹ hãy bớt chút thời gian cùng bé tìm mua, chuẩn bị đầy đủ hành trang đó. Việc chuẩn bị đồ vô cùng ý nghĩa cho việc phát triển tính tự giác, kỷ luật và khả năng tổ chức cho các cháu.
Việc này cũng quan trọng như việc chúng ta cảm ơn đối tác trong công việc, hãy nói với trẻ về việc phải cảm ơn những ai giúp đỡ mình, dù là nhỏ nhất. Ví dụ: bố mẹ đưa bé đi vào nhà hàng, chú phục vụ bàn mang đồ ăn ngon ra, bố mẹ hãy cảm ơn người phục vụ và nói với bé: con cảm ơn chú đã mang đồ ăn ngon cho con chưa? Từ đó, bé sẽ nghi nhớ những việc làm nhỏ ý nghĩa này, lớn lên cháu sẽ biết chia sẻ với mọi người, khả năng hoà đồng tốt hơn, và qua đó giao tiếp sẽ tốt hơn.
Chào thầy giáo là một thói quen rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ tôn trọng việc học tập của chính mình. Khi đến lớp, bố mẹ hãy yêu cầu cháu chào thầy giáo. Các đứa trẻ sẽ rất thích được chào thầy giáo to gần như hét lên để thầy phải chú ý tới mình. Đó là một điều tuyệt vời, khi đó các thầy cô đừng bỏ qua việc chào lại học sinh. Ở câu lạc bộ chúng tôi, tất cả mọi học sinh đều chào thầy giáo rất to và luôn được các giáo viên âu yếm chào lại các cháu bằng sự tôn trọng cao nhất: thầy chào con, thầy chào cháu… Ngoài ra, khi bắt đầu và kết thúc buổi học, tất cả lớp đều cúi đầu chào thấy theo kiểu chào truyền thống Nhật Bản. Qua những họat động nề nếp như vậy, các cháu sẽ ý thức được việc tôn trọng thầy cô, tôn trọng người lớn và pháp luật.
Hãy luôn cố gắng sắp xếp thời gian để trẻ được đến lớp đúng giờ. Vịêc tuy nhỏ, nhưng nó ảnh hưởng tới trẻ nhiều. Khi đi học đúng giờ, trẻ sẽ có thói quen, tác phong tốt hơn và tránh được hiện tượng trù bị tâm lý < tức là cảm thấy ngại ngại trước cả lớp khi mình đi học muộn, mặc dù không phải lỗi của các cháu >. Nếu trong trường hợp cháu đi học muộn, phụ huynh hãy dẫn cháu vào tận nơi và xin lỗi, xin phép thầy giáo vào lớp. Điều đó, sẽ cho cháu hiểu sự việc này là một lỗi, và chúng ta là người có lỗi, chúng ta cần xin phép để sửa chữa. Ngoài ra, giúp trẻ có sự hỗ trợ về mặt tinh thần khi cháu hoà nhập vào buổi học với các bạn. Chỉ cần một câu nói của phụ huynh với thầy cô trước mặt cháu và cả lớp: xin lỗi thầy, đường tắc quá, hai bố/ mẹ con đi không kịp. Thầy cho cháu vào lớp. Qua đó, trẻ không cảm thấy mình có khuyết điểm trước mặt cả lớp và thầy giáo. Nguy hiểm nhất là hình thành thói quen, là vào học lúc nào, kỉêu gì cũng được, cho qua quýt. Việc nhỏ này sẽ hình thành thói quen không tốt với trẻ về tính kỷ luật và sự tôn trọng tập thể.
Cũng như đi học muộn, nghỉ học tạo tâm lý trù bị, cảm giác bị khuyết điểm đối với thầy và lớp của trẻ em. Chính vì thế, với bất cứ lý do nào. Nếu trẻ phải nghỉ học, bố mẹ hãy liên lạc với thầy cô giáo, cố gắng liên lạc trước mặt cháu và cho cháu bíêt, như vậy trẻ sẽ hiểu tầm quan trọng của việc thông báo, tính kỷ luật và giúp trẻ không cảm thấy bị khuyết điểm nữa.
Văn ôn võ luyện, việc ôn luyện chỉ mất khoảng 10-15 phút, nhưng nó rất quan trọng với việc phát triển thể chất, kiến thức , và tính cách của trẻ. Hãy cùng các con tập luyện khoảng 10-15 phút trước khi cháu tới trường, điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin với các bạn trong lớp hôm đó hơn. Việc này tưởng rất buồn cười đối với người lớn, nhưng trẻ em thực sự nghĩ rằng : sau khi mình tập luyện xong,mình có thể là siêu nhân, mình khoẻ hơn các bạn, mình sẽ phải giỏi hơn các bạn.Ngoài ra, việc rèn luyện như vậy, rèn luyện tính kiên trì bền bỉ cho trẻ em. Có những trẻ bị dính khớp, tức là các khớp không duỗi thẳng tối đa được, việc rèn luyện hàng ngày càng quan trọng hơn.
Bạn muốn con mình có khả năng nói chuyện lưu loát, trình bày tốt. Như người lớn để có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình cao cấp thì đều hiểu phải rèn luỵên rất lâu mới có thể làm tốt. Vì vậy, hãy bắt đầu từ bây giờ đối với trẻ. Sau mỗi buổi tập về, hãy hỏi trẻ để cháu kể lại những gì hôm nay được học, những bài tập cháu thích nhất. Có thể biểu diễn lại cho bố/ mẹ xem không? Qua đó, cháu sẽ tự tin trong giao tiếp, trình bày hơn. Vì những gì trẻ thích, trẻ rất muốn kể cho ai đó, đặc biệt là người thân yêu.
Trẻ em thường có nhiều xung đột với những lý do rất không ngờ đối với người lớn. Nó sẽ tạo cho trẻ cơ hội để rèn luyện bản thân. Trong cuộc sống sau này, không thể không có xung đột với ai đó. Ngay từ nhỏ, hãy hướng dẫn trẻ cách giải quyết xung đột thịện cảm nhất. Bố mẹ, thầy cô chỉ là những người hướng dẫn và quan sát. Còn việc giải quyết, hãy để các cháu tự giải quyết theo những hướng dẫn đó. Người lớn đừng tham gia quá nhiều vào thế giới riêng của trẻ. Trẻ em dễ có xung đột, nhưng cũng dễ làm hoà với nhau nếu có cơ hội và môi trường tạo ra từ người lớn.Ngoại trừ những trường hợp sau thì cần can thiệp thật sâu sắc và nghiêm khắc: Ví dụ như một nhóm trẻ họp nhau bắt nạt một bạn yếu hơn, hay có sự tổ chức dùng các đồ chơi, đồ ăn để bắt nạt, sai khiến bạn khác. Đó là những việc mà thầy cô và bố mẹ cần có sự can thiệp tốt.
Hôm nay bạn của con không mang nước, bố mẹ có thể nói với trẻ là: bạn N hôm nay quên nước, con nhớ cho bạn uống cùng nước của con nhé. Có thể hôm nào đó, con quên nước, bạn ấy sẽ cho con uống đó. Chỉ với câu nói đó, trẻ sẽ học được tính chia sẻ khó khăn rất cao. Quan trọng là người lớn cần nói với trẻ.
Tại lớp, có những hoạt động chia nhóm để tập luyện. Ở mỗi nhóm, sẽ có bạn khoẻ và bạn yếu, bạn giỏi và bạn kém. Thầy giáo sẽ hướng dẫn cho các bạn biết cách động viên, hướng dẫn lẫn nhau để cả nhóm thành công. Việc này không chỉ kích thích việc hoà đồng cho trẻ, mà cả tinh thần đồng đội, khả năng tổ chức… cho trẻ. Về nhà, bố mẹ hãy nói lắng nghe trẻ, hỏi trẻ hôm nay nhóm con thắng hay thua. Nếu thắng, hãy chúc mừng con và hỏi: Con đã nỗ lực như thế nào, nhóm con đã làm gì để chíên thắng. Nếu nhóm con thua: Con đã cố gắng hết khả năng của con chưa? Nhóm con ai đã làm tốt nhất?
Vịêc cho trẻ đi ra ngoài đám đông như lễ hội, triển lãm đối với bố mẹ đôi khi là những việc vất vả, hoặc nguy hiểm, hoặc ngại vì sẽ mệt, không thích của người lớn. Nhưng không phải, đối với trẻ em, việc đó vô cùng quan trọng tới việc phát triển khả năng tự lập, phán đóan cũng như lòng dũng cảm tự tin cho trẻ. Khi ra chỗ đông người, người lớn còn đôi khi bị choáng ngợp nữa là trẻ em. Hãy chấp nhận, cháu sẽ mệt, có thể ốm hoặc có thể gặp đôi chút nguy hiểm. Nhưng việc đánh đổi đó là đáng giá nếu chúng ta kiểm soát và bao quát tốt. Vịêc tham gia các sự kiện lớn làm cho trẻ cảm thấy tự tin và vững chãi hơn. Đôi khi người lớn còn cảm thấy mình vinh dự, thấy tự hào khi được xem Olympic, hay world cup, trẻ em thì chỉ cần những hoạt động nhỏ hơn thế rất rất nhiều.
Không gian sống chật hẹp, việc trẻ em thành phố không bíết đâu là con trâu hay con bò là khá thường xuyên. Các cháu xem hình thì bíêt nhiều, nhưng thực tế lại không nói được. Việc cho các cháu được thực tế giúp các cháu có nhận thức tốt về cuộc sống,thiên nhiên và bản thân nhiều hơn.
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn, ai cũng hiểu. người lớn còn không chịu nổi, tại sao bọn trẻ chịu nổi. Việc này rất quan trọng,trẻ em cần được thích ứng quen dần với khắc nghịêt của thiên nhiên. Bạn có dám chắc, đảm bảo rằng sau này con bạn sẽ chỉ ở những nơi tốt nhất , các toà nhà máy lạnh, đi lại trong ô tô, di chuyển bằng đường hầm.Ở Nauy, trẻ em phải tập chịu lạnh từ lúc 3 tuổi, gần như cả ngày trẻ được chơi và học ngoài trời tuyết. Việc giáo dục trẻ về thời tiết, quan trọng như việc uống nước vậy. Có rất nhiều tác động tốt của phương pháp này,ngoài việc giúp trẻ tăng sức chịu đựng ra, còn giúp trẻ có thêm trải nghiệm sống, khi đó trẻ cần biết phải làm gì khi gặp thời tiết như vậy, qua đó tính sáng tạo của trẻ được phát triển rất nhiều.
Phụ huynh khá vất vả với các cháu lười ăn, và không bíêt tại sao các cháu không thích ăn rau hoặc thịt. Đơn giản, ngay từ bé chúng ta cần nghiêm túc với trẻ trong việc ăn uống. Hãy cho trẻ vận động để trẻ có nhu cầu ăn, uống cao hơn. Sau đó, hãy chuẩn bị thức ăn như một phần thưởng dành cho việc trở thành ngừời khoẻ mạnh giống như siêu nhân. Theo quan sát của chúng tôi, nếu lúc 4-6 tuổi không được dạy tốt về thói quen ăn úông thì đến 8 tuổi trở lên là rất khó thay đổi. Sau khi tập luyện, các cháu sẽ rất khát nước, như vậy việc ăn rau như là việc bù nước xuất hiện trong nhu cầu của các cháu. tập xong các cháu, việc đói là đương nhiên, hãy yêu cầu các cháu ăn thịt và cá nữa. Càng để các cháu tự giác sớm trong việc này, trẻ sẽ càng tiến bộ nhanh hơn trong tương lai vì nó ảnh hưởng đến tính tự giác của trẻ khi lớn lên.
Trên đây là một số vấn đề mà phụ huynh, người lớn thường coi là bình thường, nhưng không phải, tất cả sẽ hằn sâu vào trong suy nghĩ của trẻ theo năm tháng. Những kỹ năng lớn lao: kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, tinh thần đồng đội, thuyết trình sau này của các cháu cần được vun đúc từ những cái viên sỏi nhỏ bây giờ.
Trân trọng,
Vietnhatclub – Học Võ Là Học Đạo
Chủ nhiệm Bùi Việt Bằng.